Wednesday, August 30, 2017

Tiếng nhật theo chủ đề về hành chính văn phòng



Bạn đang làm ngành nghề gì tại thị trường việt nam
Bạn có đang làm mảng hành chính nhân sự hay không ? Bạn có yêu thích tiếng nhật hay không ?
Nếu có thì hãy cùng xem qua và bổ sung thêm cho bản thân bảng từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành hành chính nhân sự sau đây nhé!




STT Từ Vựng Kanji Nghĩa
1 かいしゃ 会社 Công ty
2 かいしゃいん 会社員 Nhân viên công ty
3 かぶしきがいしゃ 株式会社 Công ty cổ phần
4 ゆうげんがいしゃ 有限会社 Công ty trách nhiệm hữu hạn
5 きぎょう 企業 Doanh nghiệp / Công ty
6 おおてきぎょう  大手企業 Doanh nghiệp lớn
7 ちゅうしょうきぎょう 中小企業 Doang nghiệp vừa và nhỏ
8 えいぎょうぶ 営業部 Phòng bán hàng/kinh doanh
9 かいはつぶ 開発部  Phòng phát triển
10 じんじぶ 人事部 Phòng nhân sự
11 そうむぶ 総務部 Phòng tổng vụ
12 じむしょ 事務所 Văn phòng
13 じむいん 事務員 Nhân viên văn phòng
14 じゅうぎょういん 従業員 Nhân viên / Công nhân
15 しゃちょう 社長 Giám đốc
16 ふくしゃちょう 副社長 Phó giám đốc
17 ぶちょう 部長 Trưởng phòng
18 かちょう 課長 Tổ trường
19 かかりちょう 係長 Trưởng nhóm / Lead
20 せんむ 専務 Giám đốc điều hành
21 そうしはいにん 総支配人 Tổng Giám đốc
22 とりしまりやく 取締役 Giám đốc Công ty / Hội đồng thành viên
23 じょうしく 上司 Cấp trên
24 ぶか 部下 Cấp dưới
25 はけんがいしゃ 派遣会社 Công ty cung ứng lao động
26 はけんしゃいん 派遣社員 Công nhân của CT cung ứng lao động
27 どうりょう 同僚 Đồng nghiệp
28 はんこ 判子 Con dấu cá nhân
29 いんかん 印鑑 Dấu cá nhân
30 きかくしょ 企画書 Bản kế hoạch, bản dự án
31 しんせいひん 新製品  Sản phẩm mới
32 しょるい 書類 Tài liệu
33 うけつけ 受付 Khu vực tiếp tân / Quầy thông tin
34 めんせつ 面接 Phỏng vấn
35 ラッシュ つうきんラッシュ 通勤 Đi làm lúc cao điểm
36 ざんぎょう 残業 Làm thêm
37 しゅっちょう 出張 Công tác
38 ゆうきゅうきゅうか 有給休暇 Nghỉ phép có lương
39 きゅうりょう 給料 Tiền lương
40 ボーナス Tiền thưởng
41 ねんきん 年金 Thuế năm
42 ほけん 保険 Bảo hiểm
43 めいし 名刺 Danh thiếp
44 けっきん 欠勤 Nghỉ phép (bị ốm…..)
45 けっきんとどけ 欠勤届 Đơn xin nghỉ phép
46 じひょう 辞表 Đơn từ chức
47 おきゃくさん お客さん Khách hàng
48 おんちゅう 御中 Kính thưa, kính gửi (đầu thư)
49 けいぐ 敬具 Trân trọng/ Thân ái (Cuối thư)
50 かいぎ 会議 Cuộc họp
51 かいぎしつ 会議室 Phòng họp
52 コンピューター Máy tính
53 プリンター Máy in
54 コピーき コピー機 Máy photocopy
55 でんわ 電話 Điện thoại
56 ファクス Máy Fax / Fax

Tieng-nhat.com mong rằng bảng danh sách từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành hành chính nhân sự trên sẽ giúp bạn nâng cao vốn từ và có thể hỗ trợ cho công việc đặc biệt về mảng nhân sự của bạn đạt hiệu quả tối đa! Chúc bạn luôn thành công! Hãy cùng thông báo tin vui cho nhiều người được biết nhé

Xem thêm tiếng nhật theo nhiều chủ đề khác

https://jes.edu.vn/tu-vung-tieng-nhat-chu-de-phap-luat
https://jes.edu.vn/cach-noi-cam-on-trong-tieng-nhat
https://jes.edu.vn/doi-bung-khat-nuoc-tieng-nhat-la-gi
https://jes.edu.vn/15-cau-to-tinh-tieng-nhat-lang-man-nhat
https://jes.edu.vn/tu-vung-tieng-nhat-chu-de-phim-anh

Website chính chia sẻ tiếng nhật: https://jes.edu.vn

Nguồn bài viết  : https://jes.edu.vn/tu-vung-tieng-nhat-chuyen-nganh-hanh-chinh-nhan-su

Tìm hiểu về từ ghép trong tiếng anh

Trong tiếng việt, từ ghép cơ bản được chia ra 2 loại : từ ghép chính và từ ghép phụ. Từ ghép chính có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau nổ nghĩa cho tiếng chính. Từ ghép phụ lại không phân ra tiếng chính hay tiếng phụ và các tiếng bình đẳng với nhau. Đó là trong tiếng Việt, vậy bạn có biết gì về từ ghép trong tiếng Anh chưa. Nếu chưa, hãy cùng nhau đến với bài học hôm nay nhé!

1. Định nghĩa :

  • Từ ghép ( hay còn gọi là phức từ) là những từ được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau vả bổ sung cho nhau
  • Từ ghép cơ bản bao gồm danh từ ghép, cụm danh từ, cụm danh động từ và tính từ ghép\
Có thể bạn cần :

2. Danh từ ghép

  • Khái niệm :
    Một danh từ được cấu thành từ 2 từ hoặc hơn
  • Có 3 dạng danh từ ghép:
    Có khoảng trống giữa các từ ( tennis shoe )
    Có dấu gạch ngang giữa các từ ( mother-in-law )
    Không có khoảng trống hay dấu gạch ngang giữa các từ ( stepmother )
  • Cách thành lập danh từ ghép :
    Danh từ + danh từ
    Ví dụ :
    Bus stop (trạm dừng xe buýt)
    Tính từ + danh từ
    Ví dụ :
    blackboard (bảng đen)
    Động từ -ing + danh từ
    Ví dụ :
    Washing machine (máy giặt)
    Danh từ + Động từ (-ing)
    Ví dụ :
    haircut (cắt tóc)
    train-spotting (nhìn xe lửa rồi ghi lại số)
    Động từ + giới từ
    Ví dụ :
    Check-up (kiểm tra sức khỏe)
    Danh từ + cụm giới từ
    Ví dụ :
    Mother-in-law (mẹ chồng/ mẹ vợ)
    Giới từ + danh từ
    Ví dụ :
    Underground (khoảng dưới mặt đất)
    Danh từ + tính từ
    Ví dụ :
    Handful (một ít)

3. Cụm danh từ

  • Định nghĩa : một nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ, có chức năng đồng cách và thường đi ngay trước hoặc sau danh từ nó biểu đạt
  • Cấu trúc : Tính từ + Danh từ
  • Lưu ý : có thể có một hoặc là nhiều tính từ đi kèm, nếu có nhiều tính từ thì ta sắp sếp tính từ theo thức tự sau :
    Opinion – Size/Shape – Age – Color – Origin – Material – Purpose
  • Ví dụ :
    a beautiful small round new blue Japanese wooden rolling doll
    Một con búp bê lăn trong bằng gỗ của Nhật màu xanh mới hình tròn nhỏ đẹp
    A new white motorbike
    Một chiếc xe máy màu trắng mới

4. Cụm danh động từ

  • Định nghĩa :
    Một nhóm từ bắt đầu bằng một danh động từ hay động từ thêm “-ing”
    Gọi là cụm danh động từ bởi vì nó được dùng như một danh từ nên cũng có các chức năng của một danh từ như làm chủ ngữ hoặc tân ngữ
  • Ví dụ:
    Doing morning exercises everday will bring about a good health
    Tập thể dục buổi sáng hằng ngày chắc chắn sẽ mang lại sức khỏe tốt
    The most interesting of today is hearing our monitor sing her favorite song
    Phần thú vị nhất hôm nay là nghe lớp trưởng hát bài hát yêu thích của cô ấy
    The boss likes my working hard
    Sếp thích sự làm việc chăm chỉ của tôi

4. Tính từ ghép

  • Định nghĩa : Một tính từ được cấu thành từ 2 từ hoặc hơn
  • Cách thành lập tính từ ghép :
    Danh từ + Tính từ
    Ví dụ :
    snow-white
    trắng như tuyết
    duty-free
    miễn thuế hải quan
    rock-hard
    cứng như đá
    home-sick
    nhớ nhà
    Tính từ + Danh từ( thêm “ed”)
    Ví dụ :
    kind-hearted
    tốt bụng
    one-eyed
    một mắt, chột
    strong-minded
    cứng cỏi, kiên quyết
    red-haired
    Tóc đỏ
    Danh từ + danh từ( thêm “ed”)
    Ví dụ :
    lion-hearted
    có trái tim sư tử, can đảm
    heart-shaped
    hình trái tim
    Giới từ + Danh từ
    Ví dụ :
    overseas
    ở hải ngoại
    Trạng từ + quá khứ phân từ
    Ví dụ :
    well-educated
    được giáo dục tốt
    well-dressed
    ăn mặc đẹp
    newly-born
    mới sinh
    well-known
    nổi tiếng
    Tính từ + Hiện tại phân từ (V-ing)
    Ví dụ :
    easy-going
    dễ tính
    far-reaching
    tiến xa
    good-looking
    đẹp trai, dễ nhìn
    Danh từ + quá khứ phân từ
    Ví dụ :
    wind-blown
    gió thổi
    Gold-plated
    mạ vàng
    hand-made
    tự tay làm
    Danh từ + Hiện tại phân từ (V-ing)
    Ví dụ :
    money-making
    hái ra tiền
    hair-raising
    dựng tóc gáy
    nerve-wracking
    căng thẳng thần kinh
    heart-breaking
    cảm động
    Một số tình tứ đặc biệt khác
    Ví dụ :
    life and dead
    sinh tử
    day-to-day
    hằng ngày
    down-to-earth
    thực tế
    out-of-the-way
    hẻo lánh
    arty-crafty
    về mỹ thuật
    la-di-da
    hào nhoáng
    criss-cross
    chằng chịt
    per capita
    tính theo đầu người

Từ ghép trong tiếng Anh được chia ra nhiều loại, mỗi loại lại có nhiều cách cấu thành. Nghe thôi đã biết đây là một thử thách không phải dễ với chúng ta, nhưng nếu cô gắng chúng ta sẽ chinh phục được thôi. Try your best!

Bài nguyên gốc tại : https://efc.edu.vn/tu-ghep-trong-tieng-anh

Monday, August 28, 2017

Phương pháp luyện nghe nói tiếng anh cơ bản


Đối với những ai mới bắt đầu học tiếng anh thì việc phản xạ giao tiếp anh là một việc cực kỳ khó khăn, và không biết nên luyện nghe nói bắt đầu từ đâu. Hiểu được điều đó, anh ngữ EFC đã tổng hợp các phương pháp luyện nghe nói phản xạ một cách hiệu quả nhất. Hy vọng nó có thể giúp bạn cải thiện được vốn Tiếng Anh tốt lên. Dưới đây là các bước để luyện nghe nói phản xạ tiếng Anh

Xem thêm khóa học luyện nghe tiếng anh cơ bản tại trung tâm anh ngữ jaxtina.com

phuong phap luyen nghe noi tieng anh co ban


Bước 1: Luyện phát âm+ từ vựng


Để muốn nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh tốt thì vốn từ  vựng rộng thực sự cần thiết cho bạn. Nó giúp bạn dễ dàng nói trôi chảy mà không cần suy nghĩ quá lâu từ vựng phù hợp với ngữ cảnh. Đồng thời, khi học từ vựng bạn cũng nên chú ý phát âm của từ vụng đó, bởi vì phát âm cực kỳ quan trọng trong kỹ năng nói và nghe. Nếu bạn phát âm chuẩn thì khi bạn nói thì giọng nói của bạn sẽ nghe hay hơn, giúp người nước ngoài dễ dàng hiểu được những gì bạn muốn nói. Ngoài ra, khi phát âm chuẩn, bạn sẽ nghe rất tốt bởi vì bạn đã quen với ngữ âm cũng như cách phát âm chuẩn rồi nên khi nghe người nước ngoài nói thì tất nhiên bạn sẽ biết được người đó đang nói đến từ nào, ngữ cảnh nào, sự việc gì. Tóm lại, việc luyện phát âm và học từ vựng là bước cơ bản và đầu tiên nên có của luyện nghe nói phản xạ để giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình

Khai giảng khóa học anh văn dành cho doanh nghiệp tham khảo tại :http://anhnguletstalk.edu.vn/tieng-anh-doanh-nghiep


Bước 2: Luyện nghe hiểu


Ở bước thứ 2 này bạn nên bắt đầu nghe những bài nghe ngắn, chậm như các đoạn hội thoại ngắn giữa 2 người và có phiên âm song ngữ. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu được cách ngắt nối âm và ngữ điệu của người bản ngữ khi nói chuyện. Khi quen rồi bạn có thể xem các bộ phim mà bạn yêu thích bằng song ngữ, dần dần bạn sẽ dần thích nghi với cách nói, ngữ điệu là phát âm của người bản ngữ. Tất nhiên, một thời gian bạn sẽ cảm thấy việc nghe hiểu tiếng Anh thực sự rất đơn giản.

Bước 3: Luyện trả lời ngắn


Để có thể nói chuyện như người bản ngữ thì thật sự bạn cần có thời gian kiên trì và luyện tập nhiều. Đầu tiên, bạn nên luyện nói và trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn. Bạn có thể tìm đến các câu lạc bộ Tiếng Anh để cùng giao lưu và luyện tập kỹ năng nói của mình. Để cải thiện kỹ năng nói của mình tốt hơn bạn nên đến các công viên thành phố hay các khu đông người nước ngoài để giao lưu và luyện nói tiếng Anh

Học tiếng anh tại biên hòa - đồng nai : http://anhnguletstalk.edu.vn/hoc-tieng-anh-theo-yeu-cau-o-bien-hoa


Bước 4: Luyện các câu trả lời mẫu


Bước thứ 3, bạn nên tìm hiểu cách trả lời các câu hỏi hay các câu nói thường được người nước ngoài sử dụng, để bạn có thể biết cách sử dụng từ và ngữ pháp một cách hợp lý nhất có thể để tránh sử dụng sai ngữ pháp hay sai ngữ cảnh nhé. Tốt nhất bạn nên tham khảo các sách tiếng luyện nói Tiếng Anh hay các sách tiểu thuyết, truyện ngắn ngoại văn được viết bằng tiếng Anh. Những cuốn sách này thực sự rất hữu ích khi bạn học và áp dụng vào các cuộc đối thoại đấy.

Top 10 trung tâm dạy tiếng anh tốt nhất tại hà nội để bạn tham khảo tại đây


Bước 5: Luyện nghe nói phản xạ


Khi bạn nhìn thấy bất kỳ một bức tranh, hình ảnh ở bất cứ đâu hãy mô tả ngay những điều bạn thấy ở bức tranh đó, lập tức nói ra thành lời một cách nhanh nhất có thể. Tiếp theo, bạn có thể miêu tả kỹ hơn nữa về bức tranh đó, bạn thấy gì và nó như thế nào, làm như vậy sẽ rèn thêm khả năng tiếng Anh của bạn rất tốt. Hay bạn cũng có thể cùng những người bạn của mình nói chuyện bằng tiếng Anh trong suốt buổi gặp đó. Hãy tạo cho mình một môi trường tiếng Anh để luyện tập hằng ngày và sử dụng nó thường xuyên thì chắc chắn việc nghe nói phản xạ tiếng Anh sẽ trở nên rất đơn giản thôi.

Nguồn bài viết chúng tôi có tham khảo tại : https://efc.edu.vn/phuong-phap-luyen-nghe-noi-phan-xa-giao-tiep-tieng-anh